Phonics, Syllable and Accent Rules
Nguyên Tắc Ngữ Âm, Âm Tiết và Nhấn Giọng
Những nguyên âm là "a,e,i,o, và u"; đôi khi "y" & "w". Nguyên âm bao gồm cả nhị trùng âm (vần âm hai đọc cùng một giọng) "oi,oy,ou,ow,au,aw, oo" và nhiều âm khác.
Phụ âm là những chữ khác không phải là nguyên âm thường bị chận hoặc giảm bớt hơi từ trong cổ họng khi phát âm như: "b,c,d,f,g,h,j,k,l,m,n,p,qu,r,s,t,v,w,x,y,z,ch,sh,th,ph,wh, ng, và gh".
1. Nhiều khi nguyên tắc chỉ là nguyên tắc không nhứt định phải tuân theo.
Trong Tiếng Anh có rất nhiều trường hợp ngoại lệ bởi vì sự bao la của ngôn ngữ và sự vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Quy tắc sẽ không áp dụng được cho khá nhiều từ.
2. Mọi âm tiết trong một từ bắt buộc phải có một nguyên âm.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ có thanh âm (vocal language); mọi lời nói đều phải có nguyên âm.
3. Các chữ "e, i hay y" theo sau chữ "C" thường có âm nhẹ của "s". Ví dụ: "cyst", "central", and "city".
4. Các chữ "e, i hoặc y" theo sau chữ "G" thường có âm nhẹ của "j". Ví dụ: "gem", "gym", and "gist".
5. Khi hai phụ âm kết hợp nhau tạo thành một âm thì được gọi là phụ âm kết (consonant digraph). Chúng được xem là một chữ, một âm và không bao giờ được tách rời. Ví dụ: "ch,sh,th,ph và wh".
6.Khi một âm tiết chỉ có một nguyên âm và chấm dứt bằng một phụ âm, nguyên âm đó sẽ là âm ngắn. Ví dụ: "fat, bed, fish, spot, luck".
7. Khi một âm tiết chấm dứt bằng một âm "E" câm, âm "E" này sẽ cho ta dấu hiệu nguyên âm trước nó là một nguyên âm dài. Ví dụ: "make, gene, kite, rope, và use"
8. Khi một âm tiết có hai nguyên âm kề nhau, nguyên âm đầu sẽ là âm dài và nguyên âm kế sẽ bị câm. Ví dụ: "pain, eat, boat, res/cue, say, grow". Chú ý: Âm đôi (Diphthongs ) không theo qui tắc này; trong âm đôi, nguyên âm trộn với nhau, tạo ra một âm khác như: "oi,oy,ou,ow,au,aw, oo" và còn nhiều nữa.
9. Khi một âm tiết chấm dứt bằng bất kỳ nguyên âm nào thì nguyên âm đó thường là một âm dài. Ví dụ: "pa/per, me, I, o/pen, u/nit, và my".
10. Trong cùng một âm tiết, khi một chữ "R" đi theo sau một nguyên âm, âm này được gọi là "r-controlled". Nó sẽ không là âm dài hoặc là âm ngắn và sẽ được chữ "R" kiểm soát - "R-controlled "er,ir, và ur" thường có âm giống hệt nhau (như "er").
Ví dụ:
- term, sir, fir, fur, far, for, su/gar, or/der.
Basic Syllable Rules - Nguyên Tắc Căn bản Về Âm Tiết
1. Làm thế nào để tìm ra một từ có bao nhiêu âm tiết:
- Đếm có bao nhiêu nguyên âm trong một từ,
- Trừ đi những nguyên âm câm (như E câm ở cuối từ hay nguyên âm thứ hai khi hai nguyên âm đi đôi với nhau trong một từ)
- Trừ đi một nguyên âm của nguyên âm đôi(diphthong), (nguyên âm đôi chỉ tính là một nguyên âm mà thôi)
- Còn lại bao nhiêu nguyên âm là bấy nhiêu âm tiết.
Ví dụ:
- Chữ "came" có 2 nguyên âm, nhưng chữ "e" bị câm, để lại chỉ một âm của nguyên âm và một âm tiết.
- Chữ "outside" có 4 nguyên âm, nhưng chữ "e" bị câm và "ou" là một âm đôi, âm này chỉ tính là một, vì thế chữ này chỉ còn 2 âm của 2 nguyên âm và hai âm tiết.
Chia một từ có hai phụ âm ở giữa thành hai âm tiết.
Ví dụ:
- hap/pen, bas/ket, let/ter, sup/per, din/ner, and Den/nis.
- "th", "sh", "ph", "th", "ch", and "wh".
Khi một từ chỉ có một âm tiết, chúng ta thường chia ra ở phía trước âm tiết đó
Ví dụ:
- "o/pen", "i/tem", "e/vil", and "re/port".
4. Tách ra ở phụ âm đầu trước khi chấm dứt âm tiết -le.
Khi chúng ta có một từ theo kiểu xưa có cách đánh vần là "-le" và có âm như "el", chúng ta sẽ tách âm ngay ở phụ âm trước "-le".
Ví dụ:
- "a/ble", "fum/ble", "rub/ble" "mum/ble" and "this/tle".
5. Tách âm ở các từ gốc như compound words, prefixes, suffixes có các âm của nguyên âm.
Tách rời các phần của những từ hỗn hợp như "sports/car" và "house/boat". Các prefixes (tiền tố từ) như "un/happy", "pre/paid", hoặc "re/write". Những suffixes (hậu tố từ) như trong các chữ "farm/er", "teach/er", "hope/less" và "care/ful". Trong chữ "stop/ping", suffix (hậu tố) thường là "-ping" vì qui tắc thêm "-ing" cho các từ chỉ có một âm tiết ta phải gấp đôi phụ âm cuối của từ đó trước khi thêm "-ing".
Accent Rules - Nguyên Tắc Nhấn Giọng
Khi một từ có hơn một âm tiết, một trong những âm tiết này sẽ có âm nhẹ hơn những âm tiết khác. Âm tiết nào mạnh và lớn hơn sẽ là trọng âm, là âm tiết chính để nhấn giọng. Cũng có thể sự đặt để các trọng âm này đôi khi chỉ là tình cờ ngẫu nhiên, nhưng đấy là những nguyên tắc thường thì rất thích nghi.
1. Nhấn giọng thường ở âm tiết đầu tiên. Ví dụ: ba'/sic, pro'/gram.
2. Trong các từ có tiền tố hay hậu tố (suffixes or prefixes), giọng được nhấn mạnh thường ở chữ gốc của từ đó. Ví dụ: box'/es, un/tie'.
3. Nếu các từ bắt đầu bằng de-, re-, ex-, in-,po-, pro-, or a- đây là âm tiết đầu sẽ không được nhấn giọng. Ví dụ: de/lay', ex/plore'.
4. Hai nguyên âm kề nhau ở âm tiết cuối của một từ thường âm tiết cuối được nhấn mạnh. Ví dụ: com/plain', con/ceal'.
5. Khi một từ có hai phụ âm giống nhau và đứng kề nhau, âm tiết trước hai phụ âm này sẽ được nhấn mạnh. Ví dụ: be/gin'/ner, let'/ter.
6. Âm mạnh sẽ thường được nhấn ở âm tiết trước các hậu tố -ion, ity, -ic, -ical, -ian, -ial, or -ious, và ở âm tiết thứ nhì của hậu tố -ate.
Ví dụ: af/fec/ta'/tion, dif/fer/en'/ti/ate.
7. Trong một từ có ba hay nhiều âm tiết, một trong hai âm tiết đầu sẽ được nhấn mạnh. Ví dụ: ac'/ci/dent, de/ter'/mine.
Thảo luận, ý kiến hay thắc mắc
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 30 tháng 10 2012
Phạm Công Hiển
No comments:
Post a Comment