Tran·si·tive dịch theo tiếng Anh là:
Expressing an action carried from the subject to the object; requiring a direct object to complete meaning.
(transitive - Bày tỏ một hành động mang từ một chử từ hay một chủ đề tới đối tượng; đòi hỏi một đối tượng trực tiếp để hoàn thành ý nghĩa.
In-tran·si·tive có các nghĩa như Not passing farther; kept; detained. Not transitive; not passing over to an object;
expressing an action or state that is limited to the agent or subject, or, in other words, an action which does not require an object to complete the sense
Đấy ! Chỉ cần thêm chữ IN trước chữ transitive là nghĩa của nó sẽ đổi từ có sang không.
Chữ IN ở đây là KHÔNG CÓ = NEGATIVE chứ không phải là NỘI = TRONG
Bây giờ chúng ta hãy xem các nhà Ngôn Ngữ Học tại Việt Nam Hiện Nay đã dịch chữ in-transitive Verb ra sao và transitive Verb có dính dáng gì và chữ Ngoại không nhé ?
Động từ không có "nội" cũng chả có "ngoại" hay "trong" hoặc "ngoài" ! Các cụ già sống lâu ở nước ngoài và các giáo sư nổi danh về môn sinh ngữ đã khéo léo chọn cho các động từ này các tên gọi chính xác, bình dân và rất dễ hiểu đó là "THA ĐỘNG TỪ" và "TỰ ĐỘNG TỪ". Vì thế mà 2 cụ Lê Bá Kông, Nguyễn Văn Khôn đã sử dụng chúng vào những thập niên trước 1975.
1. Tran·si·tive - Tha Động Từ:
kick, want, paint, write, eat, clean ... Là những động từ gây ra hành động (action verb) tha vào một túc từ để hoàn thành ý nghĩa của động từ đó !
Ví dụ:
Tự Động Từ có hai đặc điểm . Thứ nhứt, chúng là những động từ có khả năng tạo ra những hoạt động, như các từ:arrive, go, lie, sneeze, sit, và die những động từ như thế này nó không cần phải tha vào bất cứ một từ nào khác để bổ túc cho chúng cả - Tự nó cũng đã đủ ý nghĩa và chúng luôn luôn là Tự Động Từ.Không bao giờ được có đối tượng trực tiếp để nhận lãnh hành động.
Ví dụ:
Có những động từ có thể là Tự Động Từ hay là Tha Động Từ tùy thuộc vào những sự việc theo sau chúng như Eat, run ...
Ví dụ:
Nên chú ý ! Khi một động từ về hành động không có đối tượng trực tiếp nhận hành động đó thì động từ đó sẽ là một Tự Động Từ. Để phân biệt chúng, ta hãy câu hỏi như "Làm cho ai."
Expressing an action carried from the subject to the object; requiring a direct object to complete meaning.
(transitive - Bày tỏ một hành động mang từ một chử từ hay một chủ đề tới đối tượng; đòi hỏi một đối tượng trực tiếp để hoàn thành ý nghĩa.
In-tran·si·tive có các nghĩa như Not passing farther; kept; detained. Not transitive; not passing over to an object;
expressing an action or state that is limited to the agent or subject, or, in other words, an action which does not require an object to complete the sense
Đấy ! Chỉ cần thêm chữ IN trước chữ transitive là nghĩa của nó sẽ đổi từ có sang không.
Chữ IN ở đây là KHÔNG CÓ = NEGATIVE chứ không phải là NỘI = TRONG
Bây giờ chúng ta hãy xem các nhà Ngôn Ngữ Học tại Việt Nam Hiện Nay đã dịch chữ in-transitive Verb ra sao và transitive Verb có dính dáng gì và chữ Ngoại không nhé ?
Động từ không có "nội" cũng chả có "ngoại" hay "trong" hoặc "ngoài" ! Các cụ già sống lâu ở nước ngoài và các giáo sư nổi danh về môn sinh ngữ đã khéo léo chọn cho các động từ này các tên gọi chính xác, bình dân và rất dễ hiểu đó là "THA ĐỘNG TỪ" và "TỰ ĐỘNG TỪ". Vì thế mà 2 cụ Lê Bá Kông, Nguyễn Văn Khôn đã sử dụng chúng vào những thập niên trước 1975.
1. Tran·si·tive - Tha Động Từ:
kick, want, paint, write, eat, clean ... Là những động từ gây ra hành động (action verb) tha vào một túc từ để hoàn thành ý nghĩa của động từ đó !
Ví dụ:
- Vinnie kicked Thuận under the table Kicked là tha động từ; Thuận là đối tượng trực tiếp nhận hành động từ Vinnie .
- Tony eats candy from his grandfather's hands. (Eats là tha động từ; candy là đối tượng trực tiếp nhận hành động từ Tony)
- Thuận wrote a love letter in a notebook. (Wrote là tha động từ; letter là đối tượng trực tiếp nhận hành động từ Thuận) Thêm vài thí dụ khác
- I baked some cookies.
- I rode the bicycle.
- I moved the chair.
- I stitched a quilt.
Tự Động Từ có hai đặc điểm . Thứ nhứt, chúng là những động từ có khả năng tạo ra những hoạt động, như các từ:arrive, go, lie, sneeze, sit, và die những động từ như thế này nó không cần phải tha vào bất cứ một từ nào khác để bổ túc cho chúng cả - Tự nó cũng đã đủ ý nghĩa và chúng luôn luôn là Tự Động Từ.Không bao giờ được có đối tượng trực tiếp để nhận lãnh hành động.
Ví dụ:
- Vinnie went to Thuận's house for a bowl of Bún Bò Huế (Went là Tự Động Từ không có đối tượng trực tiếp để nhận hành động went)
- Quyên sits alone at home (Sits là tự động từ)
- A mouse dies under the bed (dies là tự động từ) Thêm vài thí dụ khác
- I laughed. I cried.
- The book fell.
- The horse galloped. The sun set.
Có những động từ có thể là Tự Động Từ hay là Tha Động Từ tùy thuộc vào những sự việc theo sau chúng như Eat, run ...
Ví dụ:
- Thuận usually eats phở in the morning. (Eats = tha động từ; phở = đối tượng trực tiếp.)
- Thuận usually eats in the morning. (Eats = tự động từ; không có đối tượng trực tiếp.)
- Vinnie runs along the sidewalk. (runs = tự động từ; không có đối tượng)
- Tony ran to his grandfather. (ran = tha động từ; to his grandfather = đối tượng trực tiếp.)
Nên chú ý ! Khi một động từ về hành động không có đối tượng trực tiếp nhận hành động đó thì động từ đó sẽ là một Tự Động Từ. Để phân biệt chúng, ta hãy câu hỏi như "Làm cho ai."
Thảo luận, ý kiến hay thắc mắc
Cập nhập lần cuối cùng lúc 8:30h ngày 16 tháng 12 2012
Phạm Công Hiển
No comments:
Post a Comment